Bài Viết Diễn Giải: Chính sách Khí hậu của Joe Biden và Donald Trump

(English)

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đã ủng hộ năng lượng tái tạo và khởi động quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp Mỹ sang các phương thức sản xuất ít thải khí carbon hơn như một phần của Đạo luật Giảm Lạm phát (IRA).

Bắt đầu với việc ủng hộ năng lượng tái tạo, Biden đã đẩy nhanh việc phê chuẩn các sản phẩm năng lượng tái tạo. Đây là một phần trong mục tiêu có điện năng sạch 100% vào năm 2035 và một nền kinh tế không phát thải vào năm 2050, dựa vào hoạt động của Bộ Năng lượng (DOE). Lượng điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo — bao gồm năng lượng gió, mặt trời và thủy năng — đã vượt qua lượng điện năng  sản xuất bằng than đốt lần đầu tiên vào năm 2022. Kể từ năm 2022, DOE đã chấp thuận kế hoạch sạc xe điện (EV) cho tất cả 50 tiểu bang, xây dựng và nâng cấp các đường tải điện công suất cao, cùng với công nghệ giảm ô nhiễm khí nhà kính vào năm 2035.

Biden cũng đã chuyển đổi nền nông nghiệp của Mỹ sang các phương thức sản xuất ít thải khí carbon hơn như một phần của Đạo luật Giảm Lạm phát (IRA). Nguồn tài trợ từ đạo luật IRA giúp nông dân chuyển sang các phương pháp sản xuất mà Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho là thông minh về khí hậu. USDA cũng đang thiết lập các tiêu chuẩn đáng tin cậy và chính xác hơn để đo lường, giám sát, báo cáo và xác minh việc giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp. Đạo luật Giảm Lạm phát IRA cũng khuyến khích các cá nhân mua xe điện và tài trợ cho các nguồn năng lượng tái tạo.

So với Biden, Donald Trump đã thực hiện các sáng kiến phản môi trường bằng cách rút khỏi Thỏa thuận Paris, khuyến khích khai thác nhiên liệu hóa thạch trên đất liên bang và gỡ bỏ gần 100 chính sách nhắm vào vào năng lượng sạch, không khí sạch, nước sạch, động vật hoang dã và hóa chất độc hại, tất cả trong nhiệm kỳ tổng thống duy nhất của ông. Nếu tái đắc cử vào năm 2024, Trump đã cam kết thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hóa thạch và bãi bỏ Đạo luật Giảm Lạm phát.

Vào ngày 1 tháng 6 năm 2017, Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Thỏa thuận Paris. Thỏa thuận Paris bao gồm việc tài trợ, tuân thủ, và giảm thiểu biến đổi khí hậu bởi 196 bên tham dự tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2015. Ngoài việc rút lui này, chính quyền Trump còn thúc đẩy sử dụng nhiên liệu hóa thạchdỡ bỏ giới hạn ô nhiễm carbon từ các nhà máy điện, xe hơi, xe tải và các hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Trump cũng đã khuyến khích khai thác nhiên liệu hóa thạch trên đất liên bang. Theo Hiệp hội Hoang dã, kể từ năm 2017, Trump đã cho thuê tài hạn 9,9 triệu mẫu Anh đất đai và mặt nước để khoan dầu khí. Nhiên liệu hóa thạch được khai thác từ những hợp đồng thuê dài hạn đó có thể tương đương với lượng phát thải trong sáu tháng từ Trung Quốc, quốc gia gây ô nhiễm carbon hàng đầu thế giới. Các nhà khoa học cho biết điều này gây bất lợi cho những khu vực này và thế giới hoang dã ở đó sẽ không còn như cũ.

Cho đến giờ trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024, Trump đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ việc gia tăng sản xuất nhiên liệu hóa thạch và bãi bỏ Đạo luật Giảm Lạm phát IRA. Đạo luật IRA đã tài trợ cho một số sáng kiến năng lượng sạch và khuyến khích dân chúng mua xe điện. Việc bãi bỏ này sẽ dẫn đến giảm việc làm trong lĩnh vực sản xuất năng lượng mặt trời, gió và pin, đồng thời tăng nguồn tài trợ cho hoạt động khoan dầu. Nó có thể sẽ dẫn đến việc khoan dầu ở Bắc Cực và các khu vực khác hiện đang bị cấm. Những hành động này sẽ phó mặc sức khỏe cộng đồng cho lòng từ tâm của những kẻ gây ô nhiễm, gây thiệt hại nặng nề cho các nỗ lực giải quyết khủng hoảng khí hậu và khiến các đồng minh của Hoa Kỳ xa lánh hơn nữa.