Gặp Bà Nội/Bà Ngoại Việt Nam Chiến Đấu Chống Tin Tức Không Đúng, Mỗi Lần Một Video trên YouTube

(English)

“Tôi nghĩ rằng người Việt ở Hoa Kỳ không có nhận được đầy đủ tin tức đáng tin cậy. Và tôi không biết làm sao để giúp họ có được tin tức đáng tin cậy, ngoại trừ bằng cách làm hết sức mình qua video”.

Tác giả: Bùi Như Mai và Lam Thuy Vo

Đứng trong bếp, Bà Mai vừa cười và nói với chính mình: “Tôi không nghĩ rằng ở lứa tuổi 67, mà tôi lại sẽ trở thành một người đưa tin tức trên YouTube. Nhưng những ngày này, quý vị thường sẽ thấy tôi ở nhà con gái, ôm cháu bé của mình và dịch các bài viết từ Politico hoặc The Atlantic sang tiếng Việt, sau đó tôi đăng lên trên một chương trình tin tức trên YouTube. Mỗi tuần, tôi cố gắng đọc qua hai, nếu không phải là ba bài viết, điều này có thể phải mất một hoặc hai ngày mới hoàn tất”.

Đây không phải là cách mà tôi tưởng tượng ra được đó là việc mà tôi sẽ dành thời gian hưu trí của mình cho nó.

Bà Mai đã chú ý thấy rất nhiều tin tức không đúng từ bên phía cánh phải được lan truyền trực tiếp bởi những YouTuber trong cộng đồng Việt Nam của mình, đặc biệt là sau khi Donald Trump được bầu làm Tổng thống vào năm 2016. Sau khi nghỉ hưu từ công việc kỹ sư nhu liệu tại một công ty hàng không vũ trụ vào năm 2018, Bà ấy đã gia tăng hết sức của mình để đối phó và truyền tin tức ra trên YouTube từ nhà bà Mai ở San Jose, California.

Bà Mai đã liên lạc với tôi sau khi đọc bài viết của tôi về những tin tức chưa được đáp ứng của cộng đồng người Việt. Một người hàng xóm của Bà Mai đã gởi cho bà ấy bài viết và Bà Mai đã nhận ra tên của tôi. Tôi không biết bà ấy, nhưng hình như, cha tôi và chồng của Bà Mai đã cùng học chung với nhau ở Việt Nam và vẫn duy trì sự liên lạc cho đến nay.

Bà Mai đã mời tôi đến gặp bà ấy và ba chục người Việt khác mà bà ấy đã gặp qua việc làm trên YouTuber. Một vài tuần sau, tôi đã đến và chia xẻ những dữ kiện về cách chống lại tin tức không đúng trong cộng đồng người Việt. Để đáp lại, nhóm này đã trò chuyện với tôi về cách họ đang cố gắng đối phó với tin tức không đúng, và làm thế nào, bởi vì cộng đồng người Việt họ không nói được tiếng Anh, đã là một điều khó khăn khiến cho ai đó ở bên ngoài cộng đồng họ lưu ý.

Đó cũng là một trong những lý do mà Bà Mai đã quyết định tự chiến đấu chống lại tin tức không đúng—bằng cách dịch những tin tức chính thống, rồi đăng lên mỗi lần một video trên YouTube.

Sau nhiều lần phỏng vấn bà Mai bằng tiếng Việt, tôi nhận ra bà ấy như đang kể lại cho tôi nghe câu chuyện lịch sử qua lời kể của mình. Tiếp theo là bản ký sự trực tiếp của bà Mai về cách mà bà ấy thường thu phim “video” vào 1 giờ sáng, vì sao là sự do dự khi xuất hiện trước ống kính, những người bạn của bà ấy có thêm được và mất đi vì Donald Trump, và điều gì đã thúc đẩy bà ấy tiếp tục.

Sau đây là câu chuyện của bà Mai, như được kể cho The Markup.

Những ngày của tôi luôn bận rộn đầy ắp với việc loan truyền tin tức từ những chương trình truyền thông chính thống của Hoa Kỳ đến cộng đồng của tôi. Tôi không nghĩ rằng người Việt Nam ở Hoa Kỳ nhận được đầy đủ tin tức đáng tin cậy. Và tôi không biết làm thế nào để giúp họ có được những tin tức đáng tin cậy, ngoại trừ việc tôi cố gắng hết sức trong những video của mình.

Có quá nhiều người nhận được tin tức không đúng và lời tuyên truyền, đặc biệt là về Donald Trump.

Tôi đã bắt đầu phiên dịch những bài viết vào cuối năm 2016, khi Trump được bầu làm Tổng thống, nhưng đầu tiên thì tôi đã thực hiện điều này trên Facebook. Khi ấy, tôi rất thất vọng với kết quả của cuộc bầu cử và đặc biệt là không hiểu làm thế nào mà nhiều người bạn Việt Nam của tôi có thể ủng hộ cho một người đã nói dối về nhiều điều và làm bạo lực đến như vậy. Tôi biết họ từ lâu và nghĩ rằng chúng tôi có cùng những giá trị đạo đức. Điều này làm tôi ngỡ ngàng khi thấy có nhiều sự ủng hộ cho Trump trên dòng thời gian trong trang Facebook của tôi từ người Việt, đặc biệt là khi có nhiều bài viết chỉ ra hành động xấu của ông trong thời gian đang dẫn đầu đến cuộc bầu cử năm 2016.

Nhưng tôi cũng đã nhận thức ra rằng nhiều người bạn Việt Nam của tôi đã không nhận được những tin tức với sự nghiên cứu kỹ lưỡng về Tổng thống. Lúc đó, tôi đã thấy nhiều YouTuber Việt Nam phiên dịch những bản tin từ các tổ chức tin tức nghiêng về phía bên cánh phải như The Epoch Times và National Enquirer mà phần nhiều là ca ngợi cho Trump. Trong những báo cáo đó, Trump được tán dương như một doanh nhân xuất sắc. Ông giàu có đến mức, ông phải là một người giỏi, như những video đã nói. Ông cũng là một người đàn ông gia đình: ông có một người vợ xinh đẹp và những đứa con ngoan ngoãn. Bức tranh vẽ về ông là của một người đàn ông thành công với một gia đình tốt, của người nào đó rất giỏi, như đã được phiên dịch ra là “có tài” hoặc là “thành công” như nhiều người Việt Nam đã mô tả ông.

Nhưng đó là một bức tranh hoàn toàn khác hẳn so với bức tranh mà tôi nhận được từ việc đọc và ghi danh vào những cơ quan tin tức chính thống như The Mercury News, The Atlantic, The Wall Street Journal, The New York Times, Politico và The Washington Post. Bức tranh tôi thấy ở đó rất là phức tạp hơn nhiều. Có báo cáo nói về ông đã tuyên bố phá sản nhiều lần, về con cái của ông gần như bị buộc tội với tội lừa đảo, và sự liên tục của những lời nói dối của ông.

Điều này đã khiến tôi tức giận khi nghĩ rằng nhiều người Việt ở Hoa Kỳ chỉ nhận được những tin tức một chiều để ca ngợi cho Trump và tin rằng đó đã là cả một câu chuyện. Tôi muốn chia xẻ những tin tức mà tôi đang đọc với đồng hương, vì vậy tôi bắt đầu đăng lên những bản phiên dịch một số câu chuyện mà tôi đang đọc trên dòng thời gian trên trang Facebook của mình, có kèm theo bản chánh bằng tiếng Anh ở phía dưới.

Khi tôi còn trẻ, tôi thường đọc báo cho Ba tôi mỗi ngày vì ông ta đang từ từ mất đi thị giác do đau mắt cườm. Bây giờ, tôi cũng thấy mình như đang đảm nhận một vai trò tương tự: tôi muốn mang tin tức đáng tin cậy đến cho cộng đồng của mình. Và sau khi tôi bắt đầu đăng những bản phiên dịch trên Facebook, thì có rất nhiều sự hưởng ứng và trả lời bắt đầu đến từ các nhóm mạng lưới Việt Nam của tôi.

Bà Mai đang ôm cháu bé của mình và dịch một bài viết để chuẩn bị cho việc ghi âm rồi đăng trên YouTube vào sáng hôm sau.
Hình Ảnh: Lam Thuy Vo

Hầu hết họ đều rất rõ ràng. Một người bạn đã trả lời trên một trong những bài viết của tôi nói rằng, họ học được nhiều chữ tiếng Anh từ ở nơi tôi. Nhiều người cũng nói với tôi rằng việc đọc bản phiên dịch của tôi làm họ nhớ lại khi họ còn là trẻ em ở Việt Nam: Ngôn ngữ của họ nói trong gia đình ở Việt Nam hiện nay đã được chánh phủ tiêu chuẩn hóa qua nhiều năm và hầu hết các đài truyền thông Việt ngữ bây giờ không còn xử dụng tiếng Việt giống như chúng ta đã học khi còn là trẻ. Những từ ngữ tiếng Việt mà tôi xử dụng hiện nay là để truyền đạt sự tin tưởng vào những người có cảm xúc và cộng đồng đối với những suy nghĩ mà nó vẫn còn bám rễ vào trong quá khứ của họ.

Việc khó khăn trong việc phiên dịch không phải là ở tiếng Anh mà là ở tiếng Việt. Quý vị cần phải phiên dịch không phải chỉ là từ ngữ mà là còn phải dịch theo cách văn hóa để người Việt có thể liên kết với nó. Điều này không phải chỉ là vấn đề dịch thuật mà còn là vấn đề giải thích ý nghĩa. Đôi khi, tôi phải mất khoảng 15 phút để viết lại một câu từ tiếng Anh sang tiếng Việt để đồng thời bám sát với cái ý chính của bài viết và bảo đảm rằng nó sẽ nghe có vẻ như là một điều gì đó của một người Việt thực sự viết, nói, và hoàn toàn có thể hiểu được.

Ví dụ như, tôi cố gắng xài những thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt để giúp cho việc phiên dịch bài viết được một cách tốt hơn. Tôi đã xử dụng những nhóm chữ như “anh hùng xó bếp”, có nghĩa là những người chỉ nói chuyện lớn khi ở trong bếp an toàn của họ. Hoặc “đầu trâu mặt ngựa”, có nghĩa là những người không có đạo đức.

Tất nhiên, việc đăng bài nói về Trump cũng mang lại nhiều lời phê phán. Tôi đã bị một số hội viên trong cộng đồng làm phiền vì những bản phiên dịch của tôi. Có một lần, một người phụ nữ không quen biết tôi đã bắt đầu đe dọa là sẽ đánh tôi trong phần bình luận của bài viết của tôi. Cô ấy cứ cương quyết và tìm cách tránh việc bị chận trên Facebook—cô ấy đã cố ý viết sai chánh tả những từ ngữ của tiếng Việt, chỉ đủ để không tự động bị loại khỏi nền tảng của diễn đàn, nhưng ý nghĩa của cô ấy vẫn rõ ràng. Chồng tôi nghĩ cô ấy đe dọa là sẽ giết tôi. Các con gái của tôi đã trở nên lo lắng và một trong số người con cuối cùng đã báo cáo người bình luận đó cho Facebook.


“Tôi không có một khuôn mặt ăn ảnh trên truyền hình. Nếu tôi đưa mặt của mình lên thì họ sẽ bắt đầu chế giễu tôi”

Sau bốn năm phiên dịch bài vở trên Facebook, tôi có một số lượng người theo dõi đều đặn, với một số bài phổ biến nhận được từ 20 tới 30 lời bình luận.

Năm ngoái, tôi nhận được một cú điện thoại từ Ái Vân, một nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam và cũng là một người bạn của tôi đã từng sống ở San Jose. Chúng tôi gặp nhau lần đầu qua một người bạn chung cách đây mười lăm năm và gần đây đã trở thành bạn thân hơn khi cô ấy biết tôi không ưa Trump. Cô ấy gần đây đã được mời gia nhập vào một chương trình trên YouTube để nói về các vấn đề chính trị ở Hoa Kỳ cho khán giả Việt Nam. Chương trình có tên là Người Việt, tạm dịch là Vietnamese People, và hoàn toàn khác biệt với một tờ báo tiếng Việt quốc gia tồn tại từ những năm 1970. Vân đã thấy các bài đăng trên Facebook của tôi và nghĩ rằng tôi cũng nên xuất hiện trên chương trình của họ.

Tôi đã nói với cô ấy rằng: “Chắc chắn là không! Vì tôi không có một khuôn mặt ăn ảnh để xuất hiện trên truyền hình. Nếu tôi đưa khuôn mặt của mình lên, thì họ sẽ bắt đầu trêu chọc tôi vì già hoặc vì cách tôi trông không đẹp, không phải là vì nội dung của bài vở phiên dịch của tôi”.

Nhưng người sáng lập ra chương trình vẫn tiếp tục theo đuổi. Ông ấy đã gọi điện thoại một lần. Sau đó là lần thứ hai. Rồi kế tiếp là thêm hai lần nữa. Mỗi lần như vậy, tôi cũng đã nói với ông ấy rằng là “không”. Sau đó, ông ấy đã tuyển dụng bạn của ông ta, là một giáo sư toán học tại một trường đại học ở Houston, Nguyễn Đình Minh Quốc, để cố gắng thuyết phục tôi gia nhập. Chúng tôi không quen biết nhau, nhưng ông ấy vẫn gọi điện thoại cho tôi, nhưng tôi vẫn nói là không. Ông ấy gọi cho tôi thêm lần nữa, và tôi vẫn nói là không thêm một lần nữa.

Khi vị giáo sư đó gọi điện thoại cho tôi lần thứ ba, trong lúc bất ngờ và tôi không có cảnh giác: Vì tôi đang chăm sóc cho đứa cháu trai của tôi, một đứa bé mà vào thời điểm đó nó đã khóc suốt cả ngày. Tôi mệt mỏi vì đang cố gắng làm dịu cho đứa cháu trai, nên cuối cùng tôi đã đồng ý và nói rằng tôi sẽ làm thử.

Lần đầu tiên tôi đóng góp cho Người Việt là khi họ phỏng vấn tôi trên một buổi truyền hình trực tiếp. Bản ghi âm và hình của buổi trực tiếp đó cho đến nay đã được xem hơn 10,000 lần. Đó là một điều ngạc nhiên lớn đối với tôi.

Hai người đàn ông điều hành chương trình quyết định từ đó cho rằng tôi cần phải có một chương trình riêng của tôi. Với sự chấp thuận của chồng và những con gái, tôi đã đồng ý. Cuộc thử nghiệm khiến họ cảm thấy thoải mái và họ rất hào hứng khi gọi tôi là một người có ảnh hưởng đến Việt Nam.

Bây giờ, tôi phát hình những videos trên YouTube với tin tức từ các tổ chức tin tức đáng tin cậy mỗi tuần hai lần.

Tôi không phải là một nhà báo và tôi cũng chưa bao giờ làm, nhưng tôi đã phát minh ra được một hệ thống để làm cho mọi thứ hoạt động. Những người từ chương trình Người Việt đã giúp tôi xác định được những gì cần phải mua—một tấm màn màu xanh lá cây, một số đèn, một microphone—và tôi đã thiết lập ra được một phòng thu nhỏ trong phòng thiền Phật tự của chúng tôi. Vì vậy, tôi thu hình từ phòng đó và nhìn vào cái máy laptop được đặt trên một chồng sách.

Mỗi thứ Hai và thứ Năm, tôi chọn những câu chuyện để đặt trong tin tức video của mình. Thường thì đó là những tin tức thời sự hiện tại, như cuộc xung đột tiếp tục ở Ukraine. Đôi khi tôi chọn các bài báo nổi bật: một lần tôi dịch một bài về hạnh phúc. Nhưng không có cái gì thu hút nhiều người xem hơn trong khán giả nói tiếng Việt của tôi như các câu chuyện nói về Donald Trump. Hầu hết những câu chuyện tôi chọn về cựu Tổng thống đó đều chỉ trích ông ấy vì tôi biết cộng đồng của mình đã và đang nhận tin tức khen ngợi ông ấy từ các chương trình khác và vì tôi không muốn ông ấy tái đắc cử. Tôi nhận phản ứng từ đủ mọi loại người, nhiều người không thích ông ấy nhưng cũng có những người ủng hộ cho ông ta.

Tôi cố gắng phiên dịch ít nhất là hai câu chuyện, nếu không thì là ba, cho mỗi một video và điều đó có thể là một công việc rất khó khăn. Trong những ngày làm việc, tôi bắt đầu phiên dịch một câu chuyện trong khi tôi đang phải trông coi cháu gái sơ sinh của tôi. Đôi khi tôi phải mất một thời gian rất lâu để phiên dịch một bài vì tôi phải đi tới đi lui giữa việc chăm sóc cho cháu gái và làm công việc này.

Đôi khi cũng có một bài viết nào đó mà tôi thích hơn được đăng lên trong khi tôi đang phiên dịch được một nửa hoặc đã làm tới hai phần ba, thế là nó buộc tôi phải bắt đầu lại từ đầu. Thời gian trung bình để thu một video là khoảng 3 giờ đồng hồ vì tôi phải thực hiện lại nhiều lần. Tôi không biết cách sửa chữa, nên nếu tôi vô tình làm sai hay nói lộn một chữ, thì tôi phải thu hình lại toàn bộ của đoạn phim.

Có đôi khi tôi phải tiếp tục để kết thúc công việc sau khi đã trả cháu gái lại cho bố mẹ nó thì cũng đã đến khuya, thậm chí là 1 hoặc 2 giờ sáng, chỉ là để muốn có được một bản phiên dịch cho đúng. Mặc dù tôi đã làm việc này trong môi trường của văn phòng của một kỹ sư gần ba thập niên ở Hoa Kỳ, nhưng vẫn có những bài viết thực sự đòi hỏi sự hiểu biết vững vàng về tiếng Anh của tôi và tôi vẫn phải nhờ đến sự giúp đỡ của con gái.

Dưới đây là một ví dụ về đoạn văn trong một bài viết của New York Times mà đã làm cho tôi gặp khó khăn:

Có đôi khi bà Mai nhờ con gái giúp đỡ để phiên dịch.
Hình Ảnh: Bùi Như Mai

Và ngay cả sau khi dịch xong những câu chuyện, tôi vẫn còn có nhiều công việc phải làm. Tôi phải viết phần giới thiệu cho video và những lời bình luận của mình về những bài viết đó. Nếu tôi không hoàn thành nó cho đến khuya, thì tôi vẫn thường thức cho đến 1 hoặc 2 giờ sáng, tôi thường tắm rửa, mặc trang phục làm việc mà tôi đã thường mặc trước khi nghỉ hưu, đeo một dây chuyền ngọc trai đẹp từ bộ sưu tầm mà tôi đã tích lũy được qua nhiều năm, và sau đó bắt đầu thu video từ phòng thu tại nhà của tôi.

Bùi Như Mai đọc bản dịch bài báo của New York Times trên YouTube.

Một mạng lưới của những bạn bè giúp đỡ lẫn nhau

Đã có nhiều điều thay đổi kể từ khi tôi bắt đầu phát hình “video” tin tức trên YouTube.

Có một điều là, tôi không còn gần gũi với những người bạn mà là người ủng hộ mạnh mẽ cho Trump. Tôi biết rằng nhiều người dân Mỹ đã bị chia rẽ cũng vì Trump. Và cộng đồng của tôi cũng không khác gì.

Nhưng tôi cũng đã tìm thấy những người bạn mới thông qua công việc của mình. Trong hai năm qua, tôi đã gặp nhiều người bạn mới hoạt động chính trị. Chúng tôi nói về “thằng” Trump—vì không tôn trọng ông ta nên chúng tôi gọi ông ta là “thằng” Trump, không phải là “ông” Trump như là một danh hiệu phù hợp. Chúng tôi tụ tập ở sân sau của tôi để kỷ niệm, có những buổi ăn chung với thực phẩm Việt Nam và thảo luận về cách chúng ta có thể giúp cho cộng đồng của mình học hỏi được nhiều hơn.

Bây giờ tôi cũng có những người hâm mộ. Và gần đây Khi tôi thông báo cho biết rằng tôi sẽ đi nghỉ mát 6 tuần ở Việt Nam, thì có một số người xem tin tức của tôi nói trong những mục phê bình và góp ý rằng họ cảm thấy có một chút buồn. Qua đoạn phim thông báo đó, tôi cũng đã biết được rằng tôi cũng có những người xem thường xuyên ở Việt Nam. Một người trong số đó họ hiện đang sống ở thành phố Vũng Tàu và cũng muốn gặp tôi trong thời gian tôi nghỉ ngơi.

Tất cả đây là những việc mệt nhọc. Nhưng ít ra chúng tôi làm được một cái gì đó, vẫn còn hơn là không.

Hôm trước, đã có người nhận ra tôi trong bãi đậu xe của một siêu thị.

“Bà Mai (Mai Bùi)? Bà đó phải không”? Người đó hỏi. Và trái tim tôi ngừng lại một vài giây. Tôi không chắc rằng liệu người này sẽ la mắng tôi trong cơn tức giận hay sẽ đối xử tử tế. Trump đã trở thành một nhân vật chia rẽ trong cộng đồng của chúng tôi, nó làm cho khó có thể  đoán xem ai đó xem những gì tôi làm là một sự đe dọa hay là một sự phục vụ.

Tôi nói, “Đúng rồi, chính là tôi”. 

“Tôi xem chương trình của bà thường xuyên! Cảm ơn cho những gì mà Bà đã làm nhé”.

Tôi cảm thấy nhẹ nhõm.