Trump có thật sự cứng rắn với Trung Quốc hơn Obama không?

(English)

Giả định: Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng “không ai cứng rắn với Trung Quốc” hơn ông. 

Thẩm định: Giả định này SAI. Trump đã tạo ra các chính sách chỉ làm Trung Quốc mạnh hơn so với Mỹ. Các giao dịch thương mại của ông với Trung Quốc đã làm tăng giá hàng hóa Trung Quốc ở Mỹ, giảm số lượng hàng hóa Mỹ xuất khẩu, và làm mất hơn 300.000 việc làm. Ngoài ra, các hành động của ông với Trung Quốc đã dẫn đến các cuộc đàn áp chống dân chủ ở Việt Nam. 


Trong cuộc bầu cử này, Tổng thống Trump đã đẩy Trung Quốc thành vai chính trong nỗ lực tái tranh cử. Trump tuyên bố rằng “không ai cứng rắn với Trung Quốc” hơn ông, nhưng thành tích của ông nói lên một câu chuyện khác, một câu chuyện bao gồm sự đàn áp nhân quyền ở Việt Nam.

  • Để đối phó với việc Mỹ rút khỏi TPP, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu đàn áp các nhóm ủng hộ dân chủ và quyền lợi người lao động. Theo ông Nguyễn Văn Đài, người thành lập Hội Ái hữu Dân chủ, nếu Mỹ tiếp tục tham gia TPP, “Việt Nam đã phải có nhiều cam kết về cải thiện nhân quyền, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động … đó là cơ hội để thay đổi đất nước của tôi.”
  • Trong khi đó, các quốc gia khác đã thiết lập một quan hệ đối tác mới không có Mỹ, đưa đến sự giảm ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á. Trump đã bày tỏ ý muốn tái gia nhập TPP nhưng các đại diện từ quan hệ đối tác cho biết đã quá muộn để tái đàm phán một thỏa thuận mới.
  • Cuộc chiến mậu dịch của Trump với Trung Quốc không đưa ra hiệu quả. Mục tiêu của ông trong các cuộc đàm phán thương mại là tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Để trả đũa, Trung Quốc từ chối mua hàng hóa của Mỹ, chuyển hoạt động kinh doanh với nông dân Mỹ sang các quốc gia khác. Cho đến năm 2019, cuộc chiến mậu dịch của Trump đã xóa đi 300,000 công việc ở Mỹ, chủ yếu trong lãnh vực nông nghiệp. Và dưới thời Trump, lượng hàng hóa Mỹ xuất khẩu giảm hẳn
  • Bằng cách tăng thuế quan cho hàng hóa Trung Quốc khó thay thế và có nhu cầu, Trump cũng tăng nhiều loại giá cho người tiêu dùng Mỹ. Trung bình mỗi hộ gia đình hiện phải trả thêm 2,031 USD/năm.
  • Nhìn chung thì các cuộc đàm phán của Trump với Trung Quốc đã tước đi $24 tỷ doanh thu từ nông dân Hoa Kỳ và không tạo kết quả tích cực nào. Ứng cử viên tổng thống Joe Biden, người từng là Phó Tổng thống của Obama, đã đề xuất một kế hoạch cho phép Mỹ hợp lực với các đồng minh và đàm phán một thỏa thuận mậu dịch tốt hơn với Trung Quốc. 
  • Trong năm 2020, Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông để đáp trả các mối đe dọa từ Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo. Kể từ tháng 10 năm 2020, Trung Quốc đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự ở vùng biển gần Việt Nam. Ngược lại, trong một tình huống tương tự vào năm 2016, Trung Quốc đã lùi bước sau khi Tổng thống Obama và Bộ trưởng John Kerry gây áp lực.

Kết luận: Khi Tổng thống Obama nhậm chức, một trong những ưu tiên của ông là tái tập trung vào châu Á vì ông cho rằng các chính quyền tiền nhiệm đã không chú ý đủ đến khu vực này. Mục tiêu chính là hạn chế khả năng Trung Quốc gây hại cho Mỹ hoặc các quốc gia đồng minh. Ông đã công bố các mục tiêu của chính quyền mình tại Hà Nội vào năm 2010 và tuyên bố ủng hộ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông — điều mà Trung Quốc phản đối. Tuyên bố này khiến Trung Quốc bất bình đến mức Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì, đã rời khỏi phòng họp một tiếng đồng hồ để điều phối phản ứng của Bắc Kinh. 

Ngược lại, khi Trump nhậm chức tổng thống, ông đã rút khỏi TPP và thay thế nó bằng các thỏa thuận thương mại thất bại với Trung Quốc, với tác dụng tăng giá hàng hóa Trung Quốc tại Mỹ, giảm lượng xuất khẩu của Mỹ và tước mất 300,000 công việc. Hành động của ông cũng đã đẩy lui nền dân chủ, quyền tự do ngôn luận và quyền lợi của người lao động ở Việt Nam. Tóm lại, tuyên bố của Trump rằng ông ấy cứng rắn với Trung Quốc là SAI.