Giả định: Sự lan truyền của các video cho thấy người gốc Á bị tấn công làm nhiều người cho rằng phần lớn thủ phạm các vụ tấn công thù ghét người gốc Á là người Mỹ da Đen.

Thẩm định: Giả định này HẦU HẾT SAI. Hai nghiên cứu về dữ liệu tội ác thù ghét mới được công bố cho thấy đa số các thủ phạm thù ghét người gốc Á là người Mỹ da trắng. Tuy nhiên, các tội ác thù ghét thường ít được báo cáo và dữ liệu liên quan thì có thiếu sót. Hơn nữa, màu da của thủ phạm thường xuyên không được nhắc đến trong các tin về tội ác thù ghét người gốc Á.
Vào năm 2020, các vụ tấn công nhắm vào người Châu Á tăng một cách kinh hoàng và vẫn có xu hướng đi lên trong năm 2021. Ngăn chặn sự thù ghét người Châu Á và dân đảo Thái Bình Dương (Stop AAPI Hate) — một liên minh bao gồm Hạt Chính sách và Kế hoạch Châu Á Thái Bình Dương (A3PCON), người Trung Quốc ủng hộ Quy định chống phân biệt chủng tộc (CAA), và Khoa nghiên cứu người Mỹ gốc Á của Đại Học San Francisco — cho phép mọi người báo cáo các vụ tấn công thù ghét người Châu Á nhưng không cần nêu tên trên trang web của họ. Stop AAPI Hate báo cáo các tội ác thù ghét đã tăng đáng kể từ 3,795 vụ vào tháng Ba 2020 lên 6,603 vụ vào tháng Ba 2021. Dữ liệu bao gồm vụ xả súng ở ba khu spa trong vùng Atlanta, nơi một tay súng da trắng đã giết sáu phụ nữ người Mỹ gốc Á.
Sự gia tăng thù ghét đã khuấy lên làn sóng các tiêu đề tin tức và video đáng lo ngại về người Châu Á bị tấn công một cách bạo lực, với những nội dung gây hoang mang nhất liên quan đến người cao niên. Bộ Tư pháp tiểu bang California đã ghi nhận số tội ác thù ghét người Châu Á năm 2020 tăng 107% và cho rằng sự gia tăng này có liên quan đến “tư tưởng thù ghét người Châu Á cho rằng sự phát tán của COVID-19 ở Hoa Kỳ là do các cộng đồng người Châu Á.”
Những đoạn clip cho thấy thủ phạm là người Mỹ da Đen thường được quan tâm một cách không cân xứng và cho phép người xem bày tỏ ý kiến phân biệt người da Đen. Ví dụ: Một bài đăng Instagram đã có những lời bình luận như sau, “Những con khỉ vô tích sự này nên về hết lại Châu Phi.” Rất nhiều người đã cho rằng phần lớn các thủ phạm tội ác thù ghét người Châu Á là người da Đen.
Tuy nhiên, hai bài nghiên cứu mới được công bố cho thấy phần lớn các thủ phạm tội ác thù ghét người Châu Á là da trắng. Bài nghiên cứu thứ nhất, công bố vào tháng Giêng 2021 bởi Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, đã phân tích dữ liệu trong khoảng 1992-2014 từ Hệ thống Báo cáo Sự cố Quốc gia (NIBRS). Bài nghiên cứu này phát hiện 74.5% thủ phạm từ các tội ác thù ghét người Mỹ gốc Á là da trắng và 25.5% là không phải da trắng.
Nghiên cứu cũng phát hiện người Mỹ gốc Á có nguy cơ là nạn nhân bởi người da màu cao hơn các chủng tộc thiểu số khác. Nhưng điều này không thay đổi sự thật là phần lớn các thủ phạm thù ghét người Châu Á là người da trắng. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy số tội ác thù ghét người Mỹ gốc Á (329) ít hơn rất nhiều so với tội ác thù ghét người Mỹ gốc Phi (5,463) và người Mỹ gốc La-tinh (1,344).
Nghiên cứu thứ hai, thực hiện bởi Tiến sĩ Melissa Borja và Jacob Gibson của Dự án Thù ghét Lan Truyền của Đại Học Michigan, cũng không có bằng chứng cho thấy sự thù ghét người Châu Á chủ yếu là do người da Đen. Bài nghiên cứu đã dò tìm 4,337 bài báo được xuất bản từ ngày 1 tháng Giêng đến ngày 31 tháng Mười Hai, 2020. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã xác nhận 1,023 trường hợp phân biệt chủng tộc thù ghét người gốc Á. Nghiên cứu kết luận rằng hầu hết các thủ phạm thù ghét người Châu Á là người da trắng.
Bằng chứng hiện tại cho thấy giả thuyết thù ghét người gốc Á chủ yếu do người đa Đen gây ra là không hợp lý. Nhưng các nghiên cứu này vẫn có những hạn chế. Hai nghiên cứu này chỉ là trong số một vài các dự án phân tích có tầm cỡ về thủ phạm thù ghét người Châu Á. Hơn nữa, dựa theo Dữ liệu AAPI — hệ thống công bố dữ liệu về cộng đồng người Mỹ gốc Á — các tội ác thù ghét rất khó nghiên cứu do ít được báo cáo và thông tin thiếu sót.
Công trình nghiên cứu của Dự án Thù ghét Lan Truyền đã gặp khó khăn tìm kiếm danh tính của các thủ phạm. Trong 1,023 trường hợp phân biệt chủng tộc thù ghét người Châu Á họ có thể xác định được, chỉ 184 vụ là sắc tộc của các thủ phạm được biết đến.
Các thông số cũng có thể thiếu rõ ràng. Theo dữ liệu của Bộ Cảnh sát Thành phố New York, trong 20 người bị bắt vào năm 2020 vì tội ác thù ghét người Châu Á, 11 là người Mỹ gốc Phi, 6 là người La-tinh gốc Tây Ban Nha da trắng, và 1 là người La-tinh gốc Tây Ban Nha da Đen, so với 2 trường hợp là người da trắng. Phó Chánh Thanh tra Stewart Loo của Sở Cảnh sát New York (NYPD) công nhận rằng dữ liệu của NYPD là “có thể gây hiểu lầm.”
Theo Trung tâm Nghiên cứu Sự thù ghét và Cực đoan của California State University, San Bernardino, nơi nghiên cứu dữ liệu của NYPD, bất kỳ sắc tộc nào cũng có thể gây ra hành vi bạo lực với người Châu Á. Đồng thời, người da Đen có nguy cơ bị cảnh sát bắt cao hơn người da trắng, và nhiều người da trắng có liên quan đến các tội ác thù ghét người Châu Á vẫn đang “tung hoành tự do,” theo như giám đốc điều hành Trung tâm Brian Levin.
Các nghiên cứu cũng không cho thấy hành động ủng hộ giữa cả hai cộng đồng người Châu Á và người da Đen. Phó Chánh Thanh tra Loo của NYPD nói: “Các nhà lãnh đạo của cộng đồng người da Đen là những người đầu tiên và thẳng thắn nhất trong việc công khai phản đối sự gia tăng tội ác thù ghét người Châu Á.” Cựu Tổng thống Barack Obama và con gái của Martin Luther King Jr., Bernice King, đều lên tiếng phản đối các hành động bạo lực đối với người Châu Á. Sau vụ xả súng ở Atlanta, có rất nhiều các biểu tình ủng hộ tình đoàn kết giữa hai cộng đồng da màu với nhau đã xuất hiện, một trong số đó là cuộc biểu tình mang tên “Người da Đen & người Châu Á cùng đoàn kết” ở Thành phố New York.