(English)
Vào ngày 23 tháng 2 năm 2022, Nga bắt đầu một cuộc xâm lược vô cớ vào Ukraine, vin vào mục tiêu được họ công bố là để giải giới quân đội và loại bỏ các quan chức theo Đức Quốc xã bí mật Vào ngày 23 tháng 2 năm 2022, Nga bắt đầu một cuộc xâm lược vô cớ vào Ukraine, vin vào mục tiêu được họ công bố là để giải giới quân đội và loại bỏ các quan chức theo Đức Quốc xã bí mật trong chính phủ Ukraine. Điều đáng nói, tổng thống Volodymyr Zelenskyy là người Do Thái, có nhiều họ hàng là nạn nhân của nạn Holocaust nên khó có thể nào lại theo Đức Quốc xã, đặc biệt là khi hàng triệu người Ukraine đã bị Đức Quốc xã giết hại trong Thế chiến thứ hai. Hành động này đã bị Chính phủ Hoa Kỳ chỉ ra rằng có nguy cơ xảy ra, khi các quan chức Chính quyền Biden cảm thấy rằng một cuộc xâm lược đã đến kề dựa trên thu thập thông tin tình báo cho thấy một sự tập trung quân sự đáng kể ở sát biên giới Ukraine cũng như Crimea và Donbas, các khu vực Ukraine bị lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn chiếm giữ từ 2014.
Là một cựu thành viên của KGB, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng là điệp viên của Liên Xô cũ trong thời Chiến tranh Lạnh. Sinh năm 1952, ông đã chứng kiến sự trỗi dậy và sụp đổ của Liên Xô trong vị thế một siêu cường thế giới. Kể từ khi lên nắm quyền Tổng thống Nga, ông đã nhiều lần tuyên bố rằng sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ”, một quan điểm không được các quốc gia độc lập từng là thành viên của Liên bang Xô viết chia sẻ. Đáng chú ý, cả chính phủ Ukraine và các chính trị gia Mỹ như Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mitt Romney đều cảm thấy rằng Tổng thống Putin đang cố gắng tái dựng lại Liên bang Xô viết kia.
Tổng thống Putin cũng đã viện dẫn những lo ngại rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, một liên minh quân sự nguyên thuỷ được thành lập để bảo vệ các nước khỏi sự tấn công từ Liên Xô và hiện vẫn tồn tại như một hiệp ước phòng thủ lẫn nhau giữa các nước đồng minh của Hoa Kỳ và Tây phương hiện gồm cả một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ là Estonia, Latvia, và Lithuania. Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng việc NATO thu nhận thêm các quốc gia như Ukraine sẽ là một mối đe dọa đối với an ninh của Nga, mặc dù có những trở ngại đáng kể để Ukraine có thể giành lấy tư cách thành viên trong liên minh này. Các chuyên gia về chính sách đối ngoại tin rằng việc ngăn cản NATO mở rộng hơn bằng cách thể hiện sức mạnh quân sự của Nga là mục tiêu chính của Putin khi ông tìm cách xây dựng lại sức mạnh của nước Nga theo hình ảnh của Liên Xô cũ.
Theo sau cuộc xâm lược Ukraine ngày 23 tháng 2, Tổng thống Biden đã làm việc với các thành viên Quốc hội của cả hai đảng cũng như các đồng minh ở Tây Âu để ban hành các lệnh trừng phạt kinh tế có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga, và các lệnh trừng phạt này hiện đã được áp dụng. Các biện pháp trừng phạt quan trọng nhất liên quan đến việc ngăn cấm Nga tiếp cận thị trường tài chính cũng như nhập khẩu công nghệ như công nghệ máy tính và điện thoại thông minh. Các biện pháp trừng phạt này được cho là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga theo thời gian.
Các biện pháp trừng phạt này không bao gồm các biện pháp trừng phạt đáng kể đối với dầu lửa và khí đốt, vì lo ngại có thể gây tác động làm tăng giá năng lượng đối với người dân ở Tây Âu và Hoa Kỳ, nhưng chúng hiện đang được thảo luận vì chúng sẽ gây áp lực đáng kể lên Kinh tế Nga. Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitt Romney và Lindsey Graham đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine và các lệnh trừng phạt chống lại Nga, mặc dù họ cũng tuyên bố rằng Tổng thống Biden chưa đi đủ xa, vì các lệnh trừng phạt ban đầu đã không bao gồm SWIFT, một hệ thống kết nối các ngân hàng quốc tế, do sự phản đối của các nước châu Âu làm ăn với Nga. Tuy nhiên, kể từ ngày 26 tháng 2, gói trừng phạt hiện đã mở rộng để bao gồm lệnh cấm một số ngân hàng Nga khỏi SWIFT. Tổng thống Biden cũng đã điều động quân đội Hoa Kỳ đến các nước NATO thuộc vùng Trung Âu, một động thái được ủng hộ bởi Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mitch McConnell, một người vẫn chỉ trích Tổng thống Biden lâu nay và hiện ủng hộ việc cộng tác cùng làm việc trong vấn đề Ukraine.
Trong khi đó, Tucker Carlson và cựu tổng thống Donald Trump, hai nhân vật nổi tiếng trong giới truyền thông và chính trị bảo thủ, đã có những lập trường ra rời với mối quan tâm lịch sử của Đảng Cộng hòa về sự xâm lược của Nga. Trước cuộc xâm lược, Tucker Carlson bày tỏ sự ủng hộ đối với Putin, nói rằng Putin ít gây hại cho nước Mỹ hơn những công dân Mỹ đang phản đối các chính sách bảo thủ về mặt xã hội. Tổng thống Trump cũng ca ngợi Tổng thống Putin là “thông minh” với việc sáp nhập các lãnh thổ Ukraine đang tranh chấp là “tuyệt vời” trên một chương trình phát thanh bảo thủ, “Clay Travis và Buck Sexton Show.” Tại hội nghị Các nhóm hoạt động Chính trị Bảo thủ CPAC vào ngày 26 tháng 2 năm 2022, Donald Trump lại tự bênh vực sự ủng hộ của mình đối với Putin trong khi chỉ trích giới lãnh đạo Hoa Kỳ là ‘ngu ngốc’.
Các chính trị gia Đảng Cộng hòa như Marco Rubio, Adam Kinzinger và John Cornyn đã trực tiếp tuyên bố rằng họ không đồng ý với Carlson, một kẻ có những nhận xét đã bị sử dụng trong mạng lưới tuyên truyền của Nga để ủng hộ việc tấn công vào Ukraine. Sau khi nhận xét của ông được phát sóng trên kênh truyền hình do nhà nước Nga kiểm soát để ủng hộ cuộc xâm lược, ông đã công khai thay đổi lập trường để tuyên bố rằng Putin đã sai lầm khi xâm lược Ukraine, ngược lại với những tuyên bố ủng hộ Putin và Nga mà ông đã đưa ra trong suốt năm qua.
Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, một người lâu nay vẫn ủng hộ nền kinh tế Ukraine thông qua các dự án cơ sở hạ tầng và thương mại của Trung Quốc, đã ủng hộ Putin trước khi xảy ra cuộc xâm lược. Tuy nhiên, có vẻ như Bắc Kinh đã bị bất ngờ trước cuộc xâm lược thực sự, với việc Trung Quốc bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu cho một Nghị quyết của Liên hiệp quốc nhằm tố cáo cuộc xâm lược Ukraine trong khi người ta e rằng Trung Quốc sẽ lên tiếng ủng hộ Nga nhiều hơn, thay vì ủng hộ các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga để chấm dứt xung đột vũ trang. Trong khi thương mại của Trung Quốc với Nga có thể làm giảm nhẹ tác động của các lệnh trừng phạt đối với Nga, Trung Quốc sẽ chịu rủi ro đáng kể đối với các mối quan hệ thương mại của chính nó với Tây Âu và Hoa Kỳ nếu bị cho là hỗ trợ Nga trong cuộc chiến này. Thương mại của Trung Quốc với Nga vào năm 2021 là 146 tỷ Mỹ kim, trong khi thương mại của nước này với Mỹ và EU cao hơn 10 lần, ở mức 1,6 nghìn tỷ Mỹ kim.
Kể từ ngày 27 tháng 2 năm 2022, giao tranh vẫn tiếp tục ở Ukraine, với tất cả nam giới từ 18 đến 60 tuổi được yêu cầu ở lại và chiến đấu chống lại cuộc xâm lược bằng bất kỳ phương tiện nào có được. Thủ đô Kyiv của Ukraine vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Ukraine dù cho quân đội Nga đang nhanh chóng tiến gần. Tổng thống Biden cũng đã cho phép thêm một khoản viện trợ quân sự trị giá 350 triệu Mỹ kim, chủ yếu dưới dạng vũ khí chống tăng và phòng không, để giúp Ukraine phòng thủ trước cuộc tấn công. Các nước châu Âu khác cũng đã cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine, bao gồm Pháp, Hà Lan, Slovakia, Bỉ và Cộng hòa Séc.
Mặc dù không ngăn cản được cuộc xâm lược, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã dự đoán chính xác ý định của Nga và người ta tin rằng thông tin chính xác đã giúp chống lại các chiến dịch đưa tin sai lệch của Nga. Điều này đã mang lại sự ủng hộ rộng rãi cho Ukraine trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Nga. Vì nhiều công dân Nga có bạn bè và gia đình ở Ukraine, các cuộc biểu tình chống chiến tranh công khai nhắm vào Tổng thống Putin đã xảy ra ở Moscow và các thành phố lớn khác ở Nga, điều này là bất thường ở một quốc gia nơi tự do ngôn luận và biểu tình không được pháp luật bảo vệ và có thể gây ra nhiều rủi ro to lớn cho những người tham gia như việc hàng nghìn người đã bị bắt.
Đây là một tình huống khó khăn đối với hàng triệu người trên khắp thế giới, với cuộc khủng hoảng tị nạn ở các nước giáp biên giới với Ukraine, có khả năng trở thành một cuộc xung đột lớn hơn nhiều.