Người Mỹ gốc Việt không cần phải lo lắng về tội ác kỳ thị chống người Á Đông?

(English)

Giả định: Gần đây, rất nhiều người Mỹ gốc Việt cho rằng những làn sóng hành hung người Mỹ gốc Á không ảnh hưởng đến họ.

Thẩm định: Thuyết trên SAI. Theo như tham khảo của Stop API Hate (Ngừng Hận Thù AAPI), trong năm 2020 đã xẩy ra 3,795 vụ hành hung người Mỹ gốc Á. Tuy rằng nạn nhân đông nhất là người Trung Hoa, 8.5 % người Mỹ gốc Việt cũng bị nhắm (khoảng 322 vụ). Từ lúc đại dịch COVID-19 lan tràn, tội ác chống người Mỹ gốc Á đã gia tăng 150% vào năm 2020. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu cách người Mỹ gốc Việt có thể giúp bại trừ nạn dịch khủng bố này.


Theo bản thăm dò của nhóm AAPI Vote (AAPI Tham Gia Đi bầu), 35% người Mỹ gốc Việt không tin người gốc Á là nạn nhân của kỳ thị chủng tộc. 42% không lo lắng về tội ác nhắm vào người Mỹ gốc Á.

Nhóm Stop AAPI Hate là một tổ chức chuyên theo dõi về số tội ác nhắm vào gốc Á đang sinh sống tại Mỹ. Một bản tường trình của nhóm này cho biết năm 2020 vừa qua đã có 3795 tội ác chống người Mỹ gốc Á. Gồm trong các tội án là dùng lời nói để quấy rối/miệt thị,  hành hung, khạc nhổ/ho vào người, tránh né/loại trừ.

Người gốc Hoa là thiểu số bị vi phạm nhiều nhất với tỷ lệ 42.2 %, sau đó là người gốc Đại Hàn (14.8%), người gốc Việt (8.5%), và người gốc Phi Luật Tân (7.9%). Phụ nữ là nạn nhân của thủ hận nhiều hơn với tỷ lệ 68%.

Bản báo cáo từ nhóm Stop AAPI Hate ăn khớp với bản báo cáo của nhóm Center for the Study of Hate and Extremism (Trung Tâm Nghiên Cứu về Tệ Nạn Hận Thù và Chủ Nghĩa Quá Khích) tại California State University, San Bernardino. Theo như báo cáo từ UCCSB thì trong khi tỷ lệ tội ác do hận thù nói chung đã giảm đi 7% trong năm 2020, tội ác chống người Mỹ gốc Á đã vọt tăng lên 150 %. Người Mỹ gốc Á tại Nữu Ước và Los Angeles bị tấn công nhiều nhất.

Bản tường trình còn cho biết tội ác chống người gốc Á đã gia tăng trong cơn đại dịch, “đợt gia tăng đầu tiên xẩy ra trong tháng 3, tháng 4, khi ca nhiễm COVID-19 bắt đầu hoành hành và người gốc Á bị vơ đũa dưới ấn tượng xấu.” 

Bản tham khảo cũng cho biết người gốc Hoa là nhóm nạn nhân cao nhất với tỷ lệ 41%, sau đó là người gốc Đại hàn (15%), người gốc Việt (8%), và người gốc Phi Luật Tân (7%).

Các nhà hoạt động đấu tranh cho cộng đồng Mỹ gốc Á, trong đó có người Mỹ gốc Việt, gán kết những tội ác bởi thù hận với những phát biểu của cựu tổng thống Trump khi ông dùng những danh từ như “China virus—vi khuẩn Tàu,” và “Kung Flu (ghép từ “kung” của “kung fu”—võ Tàu, và “flu”—cúm),” đổ tháo nguyên nhân của đại dịch lên Trung Hoa. Theo như bản báo cáo của American Journal of Public Health (Báo Y Tế Quần Chúng), danh từ “vi khuẩn Tầu” trong tweet  của cựu TT Trump đã khiến cho lòng thù ghét người Mỹ gốc Á gia tăng.

Amanda Nguyễn—một nhà hoạt động và người sáng lập RISE, một tổ chức phi lợi nhuận về dân quyền—nói rằng, “Khi Tổng thống Trump sử dụng các từ ngữ hàm ý miệt thị chủng tộc như ‘China Virus,’ ‘kung flu,’ tất cả những chuyện này đều có hậu quả và hậu quả là trẻ em bị đâm, phụ nữ bị đốt cháy, đàn ông bị chém giết. Đây là điều không thể chấp nhận được. Đây không chỉ là vấn đề phải đạo chính trị, mà là tính mạng con người đang bị đe dọa.”

Những tội ác mang tính thù hận bao gồm việc các doanh nghiệp bị phá hủy, chẳng hạn như một nhà hàng Việt Nam ở Portland đã bị phá hoại ba lần (sở hữu chủ, Thu Nguyễn, tin rằng đó là một cuộc tấn công phân biệt chủng tộc). Gần đây, sáu ngôi chùa Phật giáo ở Little Saigon đã bị phá hoại bằng sơn xịt.

Tội ác bao gồm cả hành hung. Một phụ nữ Việt 64 tuổi đã bị cướp trước siêu thị Đại Thanh ở San Jose. Ông Ngọc Phạm, 83 tuổi, vô cớ bị đánh khi đang mua sắm tại một khu trung tâm thành phố ở San Francisco khiến ông té xuống, gây ra những vết cắt chảy máu, bầm dập, mũi bị gẫy và cổ bị chấn thương. Người đàn ông da trắng đã bạo hành ông Ngọc Phạm cũng đã tấn công và đấm vào mặt bà Xiao Zhen Zie, 76 tuổi.  

Nhưng hành động bạo lực khủng khiếp nhất đối với người Mỹ gốc Á xẩy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 2021, khi một tay súng da trắng đã đến ba doanh nghiệp spa mà sở hữu chủ là người Á Đông và giết chết 8 người, 6 trong số đó là phụ nữ Á. Bốn trong số những phụ nữ bị giết là người Hàn Quốc.

Điều không may là tại Hoa Kỳ, khi một nhóm sắc tộc (như người Trung Quốc) bị nhắm bôi nhọ, các dân tộc Á Đông khác cũng cùng chung số phận và phải hứng chịu bạo lực. Năm 1996, một thanh niên người Mỹ gốc Việt Thiên Minh Lý, chơi trượt patin trên sân tennis tại trường trung học của anh ở miền Nam California, đã bị một người đàn ông da trắng đâm chết vì lầm tưởng anh ta là người Nhật Bản.

Tương tự, trước đó vào năm 1982, Vincent Chin, một người Mỹ gốc Hoa làm công việc thiết kế cho một doanh nghiệp cung cấp xe hơi Mỹ, đã bị đánh chết bởi hai người đàn ông nghĩ rằng anh ta là người Nhật Bản. Vào thời điểm đó, kỹ nghệ sản xuất xe hơi tại Mỹ đang chuyển giao một số công việc sang Nhật Bản và những kẻ giết người được cho là đã nói với Chin, “Chính vì những thằng khốn nạn như chúng mày mà tụi tao không có việc làm.”  

Người Mỹ gốc Việt có thể làm gì để bảo vệ cộng đồng mình và giúp chấm dứt dịch bạo hành?
Một cuộc biểu tình “Ngừng Hận Thù Người Á Đông” ở Washington D.C. vào ngày 12 tháng 3 năm 2021. (Hình: bgrocker / Shutterstock.com)

1. Sánh vai cùng cộng đồng người Á Châu. Khi một sắc tộc bị sỉ nhục, toàn thể cộng đồng người Mỹ gốc Á đều bị tổn thương. Điều này có nghĩa chúng ta không thể chấp nhận một ai gán tội siêu vi khuẩn cô vít cho người Trung Quốc, và chúng ta cần cùng các cộng đồng người Á phản đối bạo lực, cũng như ủng hộ các tổ chức Á Đông khác. Compassion in Chinatown là một tổ chức với mục đích ủng hộ phố Tàu tại San Francisco. Quỹ Giúp Kiện Cáo và Giáo Dục Người Mỹ gốc Á (Asian American Legal Defense and Education Fund) cổ võ cho quyền công dân cho mọi người Mỹ gốc Á. Red Canary Song là một nhóm vận động cho các người Á hành nghề mãi dâm và xoa bóp. Các tổ chức trên đều cần sự ủng hộ tài chánh và tình nguyện viên. Quý vị cũng có thể đóng góp tại đây để ủng hộ các nạn nhân bị bắn tại Georgia và gia đình của họ. Ngoài ra cũng có các tổ chức xuyên Á khác tại đây.  

Như Phó Tổng Thống Kamala Harris đã nói ngày 18 tháng 3 trong một bài diễn văn lên án bạo lực nhắm vào người Mỹ gốc Á (Bà Harris lai Ấn): “Hành hung một người trong chúng ta là bạo hành tất cả chúng ta.”

2. Báo cáo mọi trường hợp hận thù quý vị chứng kiến hay là nạn nhân. Nếu một người lạ gọi quý vị là “siêu cô vi” hoặc nếu tiệm làm hay cơ sở của quý vị bị phá hoại, không nên làm thinh, vì sự im lặng sẽ cho phép các tội ác do thù hận sẽ tiếp tục xẩy ra. Hãy báo cáo để các nhóm vận động gia và các chính trị gia có thể ra điều hành và luật pháp chống tội phạm. Quý vị có thể trình báo các vũ lực do thù hằn đến Stop AAPI Hate, Stand Against Hatred, và AAPI Hate Crimes

3. Đừng ngại kêu cứu.  Cần sự giúp đỡ không phải là yếu đuối. Tìm trị liệu tâm thần và tìm cố vấn sau một khủng hoảng vì sự thù hận sẽ giúp quý vị và gia đình hồi phục. Nếu bị khủng hoảng, gọi đường giây trợ giúp Phòng Ngừa Tự Sát tại 800 273 8255. (Chuyên viên cố vấn có mặt 24/7 và có người nói tiếng Việt nếu cần). Viet CareAsian American Health Initiative cung cấp dịch vụ y tế tâm thần cho người Mỹ gốc Việt. Quý vị cũng có thể tìm danh sách điều trị viên người Mỹ gốc Á tại Asian Mental Health Collective.

4. Đừng đứng bên lề. Nếu quý vị chứng kiến cảnh một người bị hà hiếp, đừng giữ im lặng. Hãy can thiệp bằng cách đối phó với kẻ gây sự—và nói chuyện thẳng với nạn nhân để giúp họ ra khỏi cơn nguy khốn. Hoặc kêu gọi sự giúp đỡ của người quanh đấy. Đây là vài chỉ dẫn cách can thiệp khi chứng kiến cảnh hà hiếp giữa công chúng. Thêm nữa, quý vị có thể ghi tên trên mạng học cách can thiệp khi chứng kiến nạn nhân bị cảnh hà hiếp. Lớp miễn phí do Hollaback, một tổ chức với mục đích ngăn chặn hà hiếp quấy nhiễu. Tổ chức này cũng có khoá dạy cách đối phó khi chính quý vị là nạn nhân của sự kỳ thị chống đối người Á Đông.

5. Quý vị không cô đơn. Tội ác bởi nạn thù hận người Á trên nước Mỹ đã từng xẩy ra trên 100 năm nay. Thật rủi ro là không ai quan tâm đến tội ác này cho đến nay. May là có rất nhiều tổ chức cộng đồng đã cung cấp nguồn lực cho người Mỹ gốc Việt, kể cả hỗ trợ tài chánh và bênh vực cho cộng đồng trong các chính sách công. Vài ví dụ điển hình trong các tổ chức nói trên gồm PIVOT, VietRise, Vietnamese American Community Center of the East Bay, VietLead, Việt Solidarity & Action Network, and Viet Unity—Bay Area.

PIVOT nói trong một tuyên bố, “Chúng tôi tin chắc là những bạo lực do lòng thù hận đối với bất kỳ nhóm nào là sự bạo hành trên tất cả chúng ta. Chúng ta cần chung tay trong sứ mệnh bài trừ tội ác gây ra bởi lòng thù hận….PIVOT quyết tâm xây đắp một cộng đồng có khả năng và cổ động chính trị để gây sức mạnh cho người Mỹ gốc Á trong cuộc tranh đấu chống kỳ thị chủng tộc, lòng thù hận, và bạo lực.